Cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới bắt đầu dễ hiểu nhất 2023
Bạn là tân binh trong làng chứng khoán? Bạn muốn tìm hiểu cách đọc bảng mã chứng khoán cho người mới? Điều này không cần nói ai cũng biết nó là việc tối thiểu cần thiết đối với các trader.
Bây giờ chúng ta sẽ tham khảo cách đọc bảng mã cho dân chơi chứng khoán một cách dễ hiểu nhất.
Mã chứng khoán và ý nghĩa các thông tin trên bảng chứng khoán
Mã chứng khoán là gì?
Kiến thức cần biết đầu tiên về chứng khoán chính là mã chứng khoán. Mã chứng khoán (Ticker Symbol) thường được hiển thị dưới dạng các chữ cái trên sàn giao dịch. Nó đại diện cho một cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Mã chứng khoán cũng là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết/ chứng chỉ niêm yết. Cần biết thêm, chứng khoán được công ty phát hành ra thị trường. Mã chứng khoán lúc này do công ty chọn, sau đó nhà đầu tư, giao dịch sẽ sử dụng nó để giao dịch các lệnh trong chứng khoán nói chung.
Thường thì mã chứng khoán đại diện cho tên viết tắt của công ty phát hành, dù không bắt buộc. Nếu trùng với mã công ty khác đã đặt rồi thì họ phải đổi ký hiệu mã chứng khoán.
Ý nghĩa các thuật ngữ trên bảng sàn chứng khoán
Có một số thuật ngữ cơ bản mà bất cứ người chơi chứng khoán nào cũng cần biết. Trước tiên chúng ta chỉ nói những cái chính và quan trọng nhất:
Cách đọc bảng giá chứng khoán tại VNDirect từ trái sang phải
1/ Mã CK (Mã chứng khoán)
Chỉ số này có ý nghĩa:
- Thể hiện biến động giá cổ phiếu niêm yết, mô tả tâm lý nhà đầu tư
- Đại diện cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường chứng khoán
- Mô tả tỷ lệ giá trị vốn hóa của thị trường thời điểm này so vơi thời điểm phát hành gốc
- Phản ánh sự dịch chuyển, thay đổi cơ cấu của nền kinh tế
2/ TC hay giá tham chiếu (Màu Vàng – Giá gần nhất)
Giá tham chiếu để tính giới hạn giá giao dịch trong ngày dựa vào biên độ dao động quy định bởi Ủy ban chứng khoán.
3/ Trần hay giá trần (màu tím)
Mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán, còn gọi là giá trần.
4/ Sàn hay giá sàn (màu xanh lam)
Mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/ bán, còn gọi là giá sàn.
5/ Tổng KL (khối lượng khớp)
Tổng số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch. Số lượng thống kê cho đến thời điểm tính toán hiện tại và tính được thanh khoản cổ phiếu.
6/ Cụm Cột mua
Bảng giá sẽ hiển thị 3 cột giá chờ mua với mức cao nhất. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) tương ứng. Cụ thể:
- Cột Giá 1″ và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
- Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
- Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.
7/ Cột Khớp lệnh
Giá khớp lệnh, khối lượng khớp và giá trị thay đổi của từng mã chứng khoán. Ở cột này có 3 yếu tố:
- Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
- Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
- Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.
8/ Cột Bên Bán
Bảng giá sẽ hiển thị 3 cột giá chờ bán với mức thấp nhất. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) tương ứng. Cụ thể:
- Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
- Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
- Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.
Ví dụ như trên ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu FPT đang làm 45.05 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 45.10 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 45.10 để chờ khớp.
9/ Cột Giá
Ở cột này có 3 yếu tố:
Giá cao nhất (Cao)
Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa phải là giá trần).
Giá thấp nhất (Thấp)
Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa phải là giá sàn).
Giá trung bình (TB)
Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.
10/ Cột Dư mua/Dư bán
- Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
- Kết thúc ngày giao dịch: Cột Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.
11/ Cột ĐTNN (Đầu tư nước ngoài)
Thống kê các khối lượng cổ phiếu giao dịch trong ngày của nhà đầu tư nước ngoài. Nó gồm 2 yếu tố:
- Cột Mua: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
- Cột Bán: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.
Hướng dẫn đọc chỉ số thị trường trên cùng các sàn chứng khoán
Chỉ số thị trường của công ty chứng khoán VNDirect sử dụng gồm:
- Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)
- Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc
- Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).
- Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)
- Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc
- Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM
Ví dụ minh họa:
Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
- Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 952.99 điểm, tăng 3.30 điểm (tương ứng với mức tăng 0.35% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
- Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 69,033,149 cố phiếu (CP) ứng với Giá trị giao dịch đạt 1,384.312 tỷ đồng.
- Toàn sàn HOSE có 143 mã tăng (trong đó 7 mã tăng trần), 58 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 110 mã giảm (trong đó 6 mã giảm sàn).
- Thị trường đang ở trạng thái Liên tục.
Ý nghĩa màu mũi tên lên, xuống trên sàn chứng khoán
Mũi tên màu xanh hướng lên thể hiện cổ phiếu tăng giá tại thời điểm hiện tại
Mũi tên màu đỏ hướng xuống thể hiện cổ phiếu giảm giá tại thời điểm hiện tại
Hình ô vuông màu vàng thể hiện cổ phiếu đứng giá tại thời điểm hiện tại
Cách đọc bảng mã chứng khoán dễ hiểu cho người mới chơi
Bảng giá chứng khoán tổng thể
Các trung tâm giao dịch chứng khoán (HOSE & HNX) hay công ty chứng khoán nói chung đều có một bảng giá riêng. Tuy nhiên chúng đều giống nhau về số liệu, thông tin trong bảng.
Bởi vậy cách đọc mã chứng khoán SSI thì cũng như đọc mã chứng khoán của các công ty khác. Bảng chuẩn sẽ có những thông tin chính cần đọc như sau:
+ Vùng trên cùng:
Thanh ngang trên cùng cho biết bảng giá ở sàn nào, sàn đó có những mã nào đang giao dịch. Khi click chuột vào tên sàn nào thì bạn sẽ thấy danh sách các mã của sàn. Đồng thời dòng chữ đó sẽ có màu cam, các dòng khác vẫn màu trắng.
+ Vùng phía trên bên trái:
Chỗ này thể hiện chỉ số diễn biến trong ngày, sự biến động giá theo thời gian cụ thể. Giá tham chiếu đầu ngày là đường gạch nối màu vàng nằm ngang.
+ Vùng phía trên bên phải:
Đây là bảng tổng hợp chỉ số, trong đó có:
- VN-Index
- VN30-Index
- HNX-Index
- HNX30-Index
- Upcom-Index
- VNX-AllShare
Ngoài ra còn khối lượng giao dịch (số cổ phiếu đã mua bán được từ đầu này đến thời điểm hiện tại), giá trị giao dịch, các mã tăng giá, giảm giá hoặc đứng giá.
Đọc mã chứng khoán theo từng cổ phiếu
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách đõ bảng mã chứng khoán, hay đọc mã chứng khoán điện tử để biết tình hình giao dịch của từng cổ phiếu.
Cột mã chứng khoán
Ký hiệu chữ CK trên đầu cột có nghĩa có chứng khóan. Ở cột này sẽ hiển thị tất cả tên mã của các công ty đã được niêm yết. Chẳng hạn bạn sẽ thấy những cái tên như AAA, AAM, ASM,…
Cột trần, sàn, TC
Giá trần là mức giá cao nhất của cổ phiếu, tính trong ngày giao dịch tại thời điểm tra cứu.
Giá sàn là mức giá thấp nhất của cổ phiếu, tính trong ngày giao dịch tại thời điểm tra cứu.
Cột TC là giá tham chiếu, giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày hôm trước. Có thể suy ra giá trần và giá sàn từ giá tham chiếu.
Cột dư mua, dư bán
Dư mua là bên chờ mua với tương ứng giá 1 – khối lượng 1, giá 2 – khối lượng 2, giá 3 – khối lượng 3. Nhà đầu tư muốn mua với giá và khối lượng đó nhưng chưa ai bán nên nó gọi là dư mua.
Tương tự như vậy, dư bán là khối lượng và giá mà nhà đầu tư muốn bán nhưng chưa ai mua. Nghĩa là có bên đang chờ bán những cổ phiếu này.
Cột khớp lệnh
Khớp lệnh (Matched) tức là giá đã trùng khớp giữa bên mua và bên bán. Lúc này thỏa thuận giao dịch cổ phiếu thành công, sẵn sàng mua bán.
Các nội dung khác
+ Cao/ thấp: giá cao nhất/ thấp nhất của phiên giao dịch trong ngày đó.
+ Dấu “+”/ “-”: mức chênh lệnh so với giá tham chiếu.
+ TB: giá trung bình cộng các giao dịch trong ngày.
+ KL: tổng khối lượng giao dịch của phiên trong ngày, tổng số cổ phiếu được bán ra.
+ NN mua: nhà đầu tư nước ngoài mua.
+ NN bán: nhà đầu tư nước ngoài bán.
+ Room: tổng khối lượng của nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, cổ phần nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
Cách tìm mã chứng khoán trong bảng mã cũng đơn giản. Bạn chỉ cần gõ tên mã chứng khoán đó trong ô tìm kiếm nằm phía trên thanh ngang có các cột: mã CK, TC, Trần, Sàn,…
Bạn cũng có thể đọc mã chứng khoán Vndirect hay bất cứ công ty nào bằng cách này.
Đọc bảng mã chứng khoán theo màu sắc
Nhìn vào bảng chứng khoán, nếu không phải dân trong ngành thì ít ai hiểu được ý nghĩa các màu sắc. Màu sắc trong chứng khoán cung cấp những thông tin rất quan trọng liên quan đến sự tăng giảm cổ phiếu. Cụ thể:
- Màu đỏ thể hiện giá giảm
- Màu vàng thể hiện giá đứng tại chỗ
- Màu xanh lá cây thể hiện giá tăng
- Màu xanh da trời thể hiện giá giảm kịch sàn
- Màu tím thể hiện giá tăng kịch sàn
Đọc mã cổ phiếu theo ngành
Các mã chứng khoán theo ngành, mã cổ phiếu của các ngành riêng biệt là vấn đề mà nhà đầu tư cần tìm hiểu từ đầu. Sau đó bạn sẽ làm quen với việc đọc mã cổ phiếu theo ngành thật chính xác.
Các mã cổ phiếu ngành phổ biến:
- Bán lẻ
- Bảo hiểm
- Bất động sản
- Công nghệ thông tin
- Chứng khoán
- Thép
- Du lịch và giải trí
- Dịch vụ bưu chính viễn thông
- Công nghệ thực phẩm
- …
Cách tìm mã CK theo ngành là truy cập vào trang chủ rồi nhấn mũi tên sổ xuống, chọn ngành bạn cần tra cứu. Trong kết quả hiển thị nó cũng có các chỉ số, màu sắc, con số đầy đủ.
Ví dụ bạn muốn đọc mã chứng khoán ngân hàng thì cho mũi tên sổ xuống rồi chọn ngành Ngân hàng. Sau đó tất cả những thông tin cần thiết hiển ra để bạn tra cứu.
Cách đọc mã chứng khoán việt nam
Chứng khoán Việt Nam có các chỉ số khác nhau và cách đọc cụ thể như sau:
VN-Index và VN30 Index
- VN-Index biểu thị sự biến động giá cổ phiếu sàn HOSE trên thị trường chứng khoán
- VN30 Index đại diện 30 cổ phiếu tiêu biểu của xu hướng biến động đó. Chúng cũng là 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường, có tính thanh khoản cao nhất của thời điểm hiện tại.
- Xem màu sắc: cũng tương tự như xem bảng màu cổ phiếu nói chung, kèm theo mũi tên hướng lên, hướng xuống hoặc ô vuông vàng.
HNX – Index và HNX30 – Index
Cũng tương tự như VN Index và VN30 Index nhưng HNX – Index và HNX30 – Index là chỉ số của sàn HNX chứ không phải dùng để đọc mã chứng khoán sàn Hose.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX cũng là một sàn uy tín, quy mô khủng tại Việt Nam. Tuy nhiên nó đứng sau Hose về số lượng cổ phiếu niêm yết tính tới hiện nay.
Đọc mã chứng khoán Upcom
Nếu cổ phiếu công ty chưa đủ điều kiện niêm yết trên các sàn HNX và Hose thì họ sẽ niêm yết ở sàn giao dịch Upcom.
Nói chung chung, sàn Upcom là thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết chứng khoán. Sàn này thuộc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX.
Chỉ số Upcom Index được tạo ra để đánh giá cổ phiếu trước khi công bố trên thị trường. Nó cũng thể hiện mức độ biến động giá của tất cả cổ phiếu giao dịch trên sàn Upcom.
Cổ phiếu trên sàn Upcom được chia thành 3 nhóm:
- Upcom Large
- Upcom Medium
- Upcom Small
Upcom chỉ có 2 hình thức giao dịch là thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.
back to menu ↑Giải đáp một số thắc mắc khi đọc mã chứng khoán
Mã chứng khoán có đầu sao là gì?
Mã chứng khoán có đầu sao (dấu * trên đầu mã) rất thường gặp trong bảng mã. Nó có nghĩa là gì?
Câu trả lời: khi mã chứng khoán nào có dấu * trên đầu thì bạn hãy nhấn vào đó. Nó sẽ hiển thị ra một sự kiện gì đó của mã cổ phiếu doanh nghiệp này. Điều đó rất quan trọng để cập nhật thông tin, có lợi cho quá trình đầu tư.
Đánh dấu sao trên đầu mã cổ phiếu là hành động có mục đích của doanh nghiệp. Chúng giúp:
- Thu hút sự chú ý nhà đầu tư về thông tin, sự kiện quan trọng, quy mô lớn
- Nhà đầu tư theo dõi sự kiện doanh nghiệp liên quan đến cổ phiếu để giao dịch tốt hơn
- Thông báo vấn đề nổi bật của công ty như đại hội cổ đông hay ngày chi trả cổ tức
Nếu không muốn xem kỹ từng chi tiết trong bảng mã chứng khoán, bạn có thể lướt nhanh và dừng lại ở chỗ có gắn dấu sao.
Giá TB giá tt là gì?
Nếu trần và sàn là mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của các giao dịch trong ngày thì TB là thuật ngữ thể hiện giá trung bình cộng của ngày đó.
Giá TT là mức giá được thỏa thuận với nhau giữa các nhà đầu tư hay các thanh viên chứng khoán. Giá thỏa thuận nằm trong biên độ dao động giá tại ngày giao dịch chứng khoán đó.
Nếu bạn đã nắm được cách đọc bảng mã chứng khoán cơ bản nhất, thì có thể tiến hành mở tài khoản để giao dịch. Lựa chọn sàn uy tín để giao dịch cũng là bước quan trọng trong quá trình trở thành một trader chuyên nghiệp. Hãy tìm hiểu vấn đề này nữa nhé.
Được biên tập bởi:
nganhangonline.org
- Danh sách các Mã cổ phiếu ngành Vận Tải Biển Tốt nhất trên sàn chứng khoán 2023
- 2023 Mới chơi chứng khoán nên mua Mã cổ phiếu nào Tốt, đầu tư bao nhiêu?
- Danh sách các mã cổ phiếu ngành bất động sản (BĐS) tốt nhất đã niêm yết 2023