Khóa thẻ ngân hàng có nhận tiền, rút tiền và bị tính phí duy trì không?

Khi sử dụng thẻ Ngân hàng, mỗi tháng người dùng sẽ bị trừ đi những khoản phí vào tài khoản. Đó có thể là phí duy trì, phí thường niên, phí dịch vụ,… Tuy nhiên, nếu thẻ để lâu không phát sinh giao dịch thì sẽ bị khóa.

Bài viết dưới đây sẽ giải mã thắc mắc khóa thẻ ngân hàng có nhận tiền, rút tiền và bị tính phí duy trì không? Cùng tìm hiểu để có kế hoạch sử dụng thẻ đúng với mục đích và nhu cầu của mỗi người.

Khóa thẻ ngân hàng có mất phí duy trì không?

Khóa thẻ ngân hàng có tính phí không, có bị trừ tiền, rút tiền được không?

Khóa thẻ ngân hàng có tính phí không, có bị trừ tiền, rút tiền được không?

Nhiều khách hàng thắc mắc khóa thẻ ATM có bị trừ tiền không? Thì khi khách hàng có yêu cầu khóa thẻ tại quầy giao dịch của Ngân hàng sẽ bị thu khoản phí nhất định. Mức phí sẽ phụ thuộc vào mỗi Ngân hàng có quy định riêng. Nếu chọn hình thức khóa thẻ online thì sẽ không mất phí.

back to menu ↑

Những lưu ý khi khóa thẻ ATM

  • Chủ thẻ phải trực tiếp thực hiện các thủ tục khóa thẻ. Tuyệt đối không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về mật khẩu, mã PIN cho người khác.
  • Khi khóa thẻ trên ứng dụng Internet Banking mà báo lỗi thì nên thoát ra và vào lại từ đầu. Như vậy sẽ tránh việc bị kẻ xấu xâm nhập, cố ý chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.
  • Sau khi khóa thẻ thì giao dịch sẽ bị gián đoạn, do đó nếu muốn giao dịch thì cần trực tiếp đến Ngân hàng để được hỗ trợ.
  • Nếu khóa thẻ mà bị mất thẻ thì hãy đến trực tiếp Ngân hàng để thông báo và được hướng dẫn làm thủ tục cấp mới.
back to menu ↑

Khóa thẻ ATM có nhận được tiền không?

Trường hợp thẻ ATM bị khóa thì bạn sẽ không thể rút tiền được nhưng vẫn có thể chuyển tiền vào tài khoản. Điều kiện là tài khoản đó vẫn phải hoạt động bình thưởng. Bởi khi thẻ ATM khóa sẽ không làm ảnh hưởng đến tài khoản Ngân hàng.

Tuy nhiên, một số Ngân hàng khi bạn không sử dụng thẻ quá lâu sẽ bị chuyển sang trạng thái ngủ. Lúc này sẽ không thực hiện được giao dịch nhận tiền. Như vậy chủ tài khoản cần đến Ngân hàng để làm thủ tục kích hoạt lại.

back to menu ↑

Tài khoản bị đóng băng có nhận được tiền không?

Khi Ngân hàng đã thực hiện việc đóng băng tài khoản của bạn thì bạn vẫn có thể truy cập vào tài khoản đó. Tuy nhiên, không thể rút tiền hoặc chuyển tiền cho đến khi lệnh đóng băng này được xóa đi.

Những lý do khiến tài khoản bị đóng băng như:

  • Có hoạt động đáng ngờ hoặc bất hợp pháp

Ngân hàng sẽ đóng băng tài khoản nếu nghi ngờ khách hàng đang sử dụng bất hợp pháp tài khoản. Chẳng hạn như vấn đề rửa tiền hoặc giao dịch nhận lại séc.

Mặt khác, Ngân hàng cũng sẽ đóng băng tài khoản có mối tương quan với tài trợ khủng bố. Điều này thể hiện ở các khoản thanh toán đáng ngờ ở nước ngoài hoặc khi gửi một lượng tiền lớn đáng ngờ.

  • Các khoản nợ chưa được thanh toán thông qua các chủ nợ

Chủ nợ khi được sự chấp thuận của Tòa án sẽ có quyền truy cập vào tài khoản của bạn. Khi tài khoản của bạn bị đóng băng đối với các khoản nợ chưa được thanh toán. Việc cần làm nhất lúc này là phải sắp xếp thanh toán cho chủ nợ. Nếu phớt lờ đi việc này sẽ làm giảm đi điểm tín dụng, khó có thể vay ở Ngân hàng sau này.

  • Các khoản nợ chưa trả Chính phủ

Với các cá nhân nợ khoản vay hoặc tiền thuế cho Chính phủ cũng sẽ bị đóng băng tài khoản Ngân hàng. Vì vậy cần thanh toán những khoản nợ này trước khi sự việc đưa ra Pháp luật giải quyết.

back to menu ↑

Thẻ Ngân hàng là gì?

Thẻ Ngân hàng là một công cụ dùng để thanh toán do các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành. Khách hàng sẽ sử dụng với mục địch thanh toán mua hàng, dịch vụ, rút tiền trong phạm vi số dư tài khoản.

Làm thẻ ATM, tín dụng Vietcombank bao nhiêu tiền, mất bao lâu lấy thẻ

Sự ra đời của thẻ Ngân hàng mang đến nhiều tiện ích trong giao dịch, giúp khách hàng thanh toán không tiền mặt. Hạn chế được nhiều rủi ro hơn so với việc sử dụng tiền mặt quá nhiều. Đây được xem là hình thức mua bán gắn liền với công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng.

Về cấu tạo, thẻ Ngân hàng sẽ có thiết kế bằng một miếng nhựa chất liệu plastic. Nó có hình chữ nhật, kích cỡ chuẩn là 8,5×5,5 cm. Mặt trước và mặt sau của thẻ sẽ có các thông tin cần thiết sau:

Mặt trước thẻ Ngân hàng

+ Tên chủ thẻ

+ Số thẻ, ngày có hiệu lực của thẻ

+ Tên, logo của Ngân hàng phát hành thẻ

+ Chip thẻ

+ Tên gọi của loại thẻ

Mặt sau thẻ Ngân hàng

+ Dải băng từ có các thông tin đã được Ngân hàng mã hóa

+ Chữ ký của chủ thẻ

+ Logo của tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước

back to menu ↑

Các loại thẻ Ngân hàng

Hiện nay có 3 loại thẻ Ngân hàng thông dụng được khách hàng ưa chuộng nhất

Loại thẻ Tính năng
Thẻ tín dụng (Credit Card) + Đây là loại thẻ cho phép khách hàng được chi tiêu trước, trả tiền sau.

+ Nếu quá hạn trả nợ cho Ngân hàng (45 ngày) thì sẽ bị tính lãi suất phạt theo quy định Ngân hàng.

+ Thẻ tín dụng sẽ được Ngân hàng cấp một hạn mức chi tiêu riêng. Người dùng cần cân nhắc chi tiêu, thanh toán trong hạn mức đó.

+ Để mở thẻ tín dụng thì khách hàng cần chứng minh được khả năng tài chính bản thân.

+ Ngân hàng xác minh khả năng trả nợ và đưa ra hạn mức chi tiêu tương ứng.

Thẻ ghi nợ (Debit Card) + Thẻ ghi nợ sẽ được liên kết trực tiếp đến tài khoản Ngân hàng của mỗi người. Thẻ này sử dụng theo hình thức nạp tiền trước, chi tiêu sau.

+ Khách hàng có thể thanh toán, rút tiền, chuyển tiền khi trong thẻ có tiền. Không phải đi vay từ Ngân hàng và sau phải trả lại.

+ Thẻ ghi nợ không hỗ trợ hạn mức tín dụng, chỉ có hạn mức để chuyển khoản theo ngày.

+ Khách hàng không cần phải lo lắng về lãi suất, thời hạn thanh toán như thẻ tín dụng.

Thẻ trả trước (Prepaid Card) + Khi sử dụng thẻ trả trước, khách hàng không cần mở tài khoản để làm thẻ. Chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu đúng với hạn mức đã nạp.

Nên làm Thẻ ngân hàng (thẻ ATM) nào Tốt nhất, miễn phí

+ Thẻ trả trước có 2 loại: thẻ định danh (có thông tin chủ thẻ, rút tiền được tại cây ATM), thẻ không định danh (mở thẻ không cần CMND/CCCD, không rút tiền ở cây ATM được).

back to menu ↑

Những câu hỏi thường gặp

Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không

Để kiếm tra thẻ đã bị khóa hay chưa thì bạn có thể thực hiện các cách sau:

Kiểm tra tại Ngân hàng: mang CMND và thẻ ATM đến phòng giao dịch gần nhất để được kiểm tra thông tin.

Gọi tổng đài: mỗi Ngân hàng sẽ có số hotline riêng, bạn có thể liên hệ để kiểm tra xem thẻ có đang bị khóa không.

Kiểm tra tại cây ATM: nếu thẻ bị khóa thì khi cho thẻ vào hệ thống sẽ báo lỗi, không thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.

Lỡ chuyển tiền vào tài khoản bị khóa

Trong trường hợp tài khoản Ngân hàng đã bị khóa thì việc nhận tiền hay chuyển tiền đều không thể thực hiện. Lúc này cần đến Ngân hàng để làm thủ tục kích hoạt lại thẻ nếu muốn sử dụng tiếp.

Vì vậy, nếu thẻ đã bị khóa thì cần thông tin đến người thân, bạn bè không nên gửi tiền vào nữa. Như vậy sẽ tránh được việc lỡ chuyển tiền vào tài khoản đã bị khóa.

Tài khoản ngân hàng dưới 50k có bị khóa không?

Câu trả lời ở đây là không. Tuy nhiên, để duy trì thẻ thì số tiền tối thiểu trong thẻ bắt buộc là 50.000 VNĐ.

Lưu ý, khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền đang có trong thẻ nếu như không muốn sử dụng thẻ nữa. Lúc này cần đến Ngân hàng để rút tiền mặt và hoàn tất thủ tục khóa thẻ.

Internet Banking bị khóa có rút tiền được không?

Như đã biết, Internet Banking là một ứng dụng dùng để giao dịch trực tuyến: chuyển tiền, thanh toán, mua vé,… Khi ứng dụng Internet Banking bị khóa đồng nghĩa với việc các giao dịch trên sẽ không thể thực hiện.

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể rút tiền được khi ứng dụng này khóa. Chỉ cần mang thẻ ra cây ATM hoặc đến trực tiếp Ngân hàng để rút tiền. Đảm bảo giao dịch vẫn sẽ được thực hiện bình thường.

Số tiền tối đa trong tài khoản thẻ ATM là bao nhiêu?

Khách hàng khi sử dụng thẻ ATM thường thắc mắc số tiền tối thiểu nhưng cũng không ít người hỏi về số tiền tối đa. Như vậy khi gửi tiền quá nhiều vào tài khoản có ảnh hưởng gì không.

Tại các Ngân hàng hầu như không có quy định về số tiền tối đa. Có thể hiểu rằng khách hàng có bao nhiêu tiền đều có thể bỏ vào tài khoản của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn có một số tiền lớn mà không có nhu cầu sử dụng lâu dài thì nên gửi theo hình thức tiết kiệm. Như vậy sẽ có lãi suất trên số tiền gốc, vừa bảo đảm được số tiền gốc lại vừa ccos lãi suất đi kèm.

Cách mở khóa InternetBanking

  • Cách 1: Đến trực tiếp Ngân hàng để mở khóa
  • Khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/ CCCD và thẻ ATM đến Ngân hàng.
  • Đến vào giờ hành chính, từ Thứ 2 đến Thứ 6 để được nhân viên giao dịch hỗ trợ tốt nhất.
  • Khi mở lại dịch vụ thì sẽ tốn một mức phí nhất định nên bạn cần mang theo tiền mặt để thanh toán.

Cách 2: Mở khóa trên Website của Ngân hàng

Việc khôi phục Internet Banking bị khóa trên website đang được khuyến khích trong thời gian gần đây:

  • Truy cập vào trang web của Ngân hàng bạn đang sử dụng Internet Banking
  • Tại mục đăng nhập chọn “Quên Mật Khẩu”
  • Điền các thông tin như email, mã OTP gửi về điện thoại
  • Hệ thống sẽ gửi về điện thoại thông tin tài khoản và cấp một mật khẩu mới
  • Dùng mật khẩu được cấp truy cập vào đường link đã được gửi qua mail để vào Internet Banking.

Khóa thẻ có mất phí thường niên không?

Khi khách hàng thực hiện yêu cầu khóa thẻ tại Ngân hàng sẽ không bị trừ phí thường niên nữa. Trừ khi khách hàng làm yêu cầu mở lại trở lại thì sẽ tiếp tục bị trừ phí thường niên.

Trên đây là các thông tin về khóa thẻ ngân hàng có tính phí không, có bị trừ tiền, rút tiền được không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn có thể liên hệ đến tổng đài của Ngân hàng. Bộ phận hỗ trợ khách hàng sẽ tiếp nhận thông tin và giải đáp các vấn đề liên quan.

Được biên tập bởi:
NganhangOnline

Đề Xuất dành cho bạn

Tags:

6 Comments
  1. khoá thẻ onl r thì có bị trừ các lại phí như phí thường niên hay phí duy trì thẻ hàng tháng hay không??
    nếu khoá trong thời gian bao lâu thì sẽ bị thu hồi thẻ??

  2. Cho mình hỏi là mình chỉ tạo tài khoản VietinBank ipay mà số dư 0đ bao lâu thì bị khóa ? Và bị khóa có trừ tiền gì kh ạ?

  3. Cho e hỏi là: bây giờ mk khoá thẻ viettin trên app online rồi sau mk mở lại thì mk có bị trừ phí thường niên, phí quản lí tháng trong thời gian mk khoá thẻ ko ạ. Mong được giải đáp sớm ạ!

Bình luận:

Ngân hàng Online
Logo
Enable registration in settings - general