ADVERTISEMENT

Nhận biết bill chuyển tiền Fake (giả) tạo trên MXH, app, web và tố cáo hợp pháp

Trong thời đại công nghệ số phát triển, việc giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, hình thức giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình trạng làm giả bill chuyển tiền. 

Những bill chuyển tiền giả này có thể giống thật đến 99%, khiến nạn nhân khó lòng nhận biết. Bài viết sau đây, nganhangonline sẽ giúp mọi người nhận biết bill chuyển tiền Fake (giả) tạo trên MXH, app, web chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!

Cách nhận biết bill chuyển tiền Fake (giả) tạo trên MXH, app, web

Với sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán trực tuyến hiện nay đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Lợi dụng cơ hội này, những kẻ xấu đã làm các bill chuyển tiền giả và thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dùng. 

Cụ thể, những kẻ xấu đã làm giả các hóa đơn xác nhận giao dịch từ các ngân hàng lớn để tiến hành chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng điện tử (Internet Banking), sau đó sử dụng số tiền đó để lừa đảo người khác mua hàng và thực hiện thanh toán.

Với chiêu trò lừa đảo này, đã có không ít người rơi vào bẫy. Chiêu thức này thường được áp dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa, vay tiền, hoặc đổi tiền mặt. Để nhận biết bill chuyển tiền giả được tạo trên mạng xã hội, app fake hoặc các trang web, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

Đề phòng những đơn đặt hàng lớn đột ngột 

Chiến thuật của những kẻ lừa đảo thường bắt đầu bằng việc mua hàng với số lượng lớn và sau đó họ sẽ chuyển khoản, sử dụng bill làm giả hòng qua mặt nạn nhân.  

Yêu cầu giao dịch qua internet banking

Những kẻ lừa đảo thường đề xuất việc chuyển khoản thông qua Internet Banking cho người bán hàng. Tuy nhiên, không có việc chuyển tiền thực sự xảy ra. Thay vào đó, chúng sử dụng phần mềm để tạo ra biên lai thanh toán giả và đưa nó cho người bán hàng như là bằng chứng việc chuyển khoản đã được thực hiện. 

Kiểm tra kỹ biên lai chuyển khoản

Trước khi thực hiện giao dịch trực tuyến hoặc thanh toán, hãy kiểm tra kỹ biên lai chuyển khoản. Chỉ tiếp tục giao dịch khi bạn đã thấy tiền đã thực sự vào tài khoản của mình. Nếu bạn nhận được bill chuyển tiền mà không thấy tiền vào tài khoản, đó có thể là dấu hiệu của lừa đảo.

Bạn có thể kiểm tra tiền đã vào hay chưa bằng cách xem trên tin nhắn biến động số dư SMS Banking, truy cập vào ứng dụng ngân hàng điện tử internet banking hoặc gọi đến tổng đài ngân hàng,…

Kiểm tra địa chỉ website

Kiểm tra địa chỉ website ở phía cuối bill chuyển khoản. Thường thì các trang web lừa đảo sẽ có tên lạ hoặc sử dụng các ký tự lạ. Một số website, app chuyên làm giả biên lai giao dịch như: Fake Money Fake Pay, Tinhr, Fake Money Guide,…

Nếu bạn thấy tên website / logo trên bill không giống với trang web chính thức của ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán mà bạn sử dụng, hãy thử tìm kiếm từ khóa đó trên internet để xác minh danh tính của trang web đó trước khi tiếp tục.

Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo

Nếu bạn nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo hoặc cảm thấy không chắc chắn về giao dịch, hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn để được hỗ trợ và cung cấp thông tin. Đừng bao giờ tiếp tục giao dịch nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về tính xác thực của bill chuyển tiền hoặc giao dịch trực tuyến.

Xem thêm: Cách tạo Bill chuyển tiền MB Bank online

back to menu ↑

Xử phạt làm bill chuyển tiền Fake (giả) như thế nào?

Hành vi làm giả các hóa đơn thanh toán điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc cắt ghép nội dung video để lừa đảo có thể bị xử lý theo quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 của Bộ Luật Hình Sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Theo quy định này, người gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Mức phạt cao nhất đối với tội này là án tù chung thân.

back to menu ↑

Thông tin tố cáo hợp pháp

Trong trường hợp bạn bị lừa đảo qua hình thức sử dụng App web fake bill chuyển khoản thì hãy ngay lập tức cung cấp thông tin và báo cáo thông qua các đường dây nóng của các cơ quan Công an như sau:

  • Công an thành phố Hà Nội: Đường dây nóng 113 và trang Facebook https://www.facebook.com/ConganThuDo
  • Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Đường dây nóng 069.219.4053
  • Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: Trang website tố cáp https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ 
  • Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Đường dây nóng 08.3864.050.

Để tránh bị lừa đảo bởi bill chuyển tiền giả, người dùng cần nâng cao cảnh giác và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để nhận biết bill chuyển tiền Fake (giả) tạo trên MXH, app, web. Bên cạnh đó, khi phát hiện ra hành vi lừa đảo, bạn cần kịp thời tố cáo đến cơ quan chức năng để được xử lý. Hy vọng những thông tin trên mà nganhangonline vừa mang lại hữu ích với bạn đọc!

ADVERTISEMENT

ADVERTISEMENT

We will be happy to hear your thoughts

Bình luận:

Ngân hàng Online
Logo
Enable registration in settings - general